Trong lịch sử thế giới, có những phi công xuất sắc đã làm lên những kỳ tích khiến bao người ngưỡng mộ. Cùng điểm qua những gương mặt xuất sắc nhất trong lịch sử ngành Hàng không thế giới:
Erich Alfred Hartmann (1922 – 1993) là phi công chiến đấu chưa từng bị bắn rơi của Đức Quốc xã phục vụ trong Không quân Đức trên mặt trận phía Đông trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ghi tên mình trong bảng thành tích cao nhất mọi thời đại, với 352 chiến công chính thức trong 1.404 lần bay và 825 lần không chiến, Hartmann hoàn toàn xứng đáng với biệt danh “Quỷ Đen” mà giới không quân đặt cho, trở thành “ông trùm” phi cơ xuất sắc nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại.
Joseph Christopher McConnell (1922 – 1954) được công nhận là phi công lái máy bay phản lực hàng đầu và thành công nhất trong lịch sử của Mỹ, từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Bằng thành tích bắn hạ 16 máy bay Mig15 của kẻ địch, McConnell vinh dự được nhận huân chương Thập Giá về Công tác nổi trội và huân chương Ngôi sao Bạc (Silver Star) vì những cống hiến hết mình của ông.
Baron Von Richthofen (1892 – 1918), biệt danh “Nam tước Đỏ”, là phi công nổi tiếng nhất và tàn bạo nhất của lực lượng không quân Đức trong Chiến tranh Thế giới 1 với chiến tích bắn hạ 80 máy bay đối phương, trong đó có một máy bay chiến đấu do Thiếu tá Lanoe Hawker – một trong những phi công hàng đầu của Anh điều khiển. Ngày 21/4/1918, khi đang truy đuổi một phi công người Canada gần sông Somme, Pháp, Richthofen được cho là bị một lính Anh bắn chết bằng một viên đạn cỡ 0,303 inch. Cho đến nay, cái chết của “Nam tước Đỏ” vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, Albert Ball (1896 – 1917) là cái tên người ta nhắc đến với tư cách là một phi công chiến đấu hàng đầu của Anh. Chỉ với lần bay thứ hai cho Quân đoàn Không quân Hoàng gia Anh năm 1916, ông nhanh chóng trở thành phi công quả cảm và xuất chúng nhất bấy giờ khi liên tiếp bắn hạ 43 chiếc máy bay đối phương cùng một khí cầu khổng lồ. Albert Ball sau này được Hoàng gia Anh trao tặng Huân chương Chữ thập Victoria vì sự hi sinh anh dũng trong khi đang làm nhiệm vụ năm 1917 khi mới bước sang tuổi 21.
Chỉ đứng sau Baron von Richthofen (1892 – 1918) – phi công huyền thoại của Đức, về thành tích chiến đấu trên không, Ernst Udet (1896 – 1941) cũng gan dạ và xuất sắc không kém khi mới chỉ tham gia Không quân Đức một năm mà ông đã một mình bắn hạ chiếc máy bay của Pháp năm 1916. Hai năm sau, 1918, bảng thành tích cao gấp nhiều lần khi ông bắn hạ được 62 chiếc máy bay đối phương, trở thành một trong những phi công xuất sắc nhất của Đức còn sống sót sau Chiến tranh Thế giới thứ 1. Ngày 17/11/ 1941, vì những tổn thương tâm lý, ông đã tự kết thúc đời mình bằng một phát súng vào đầu.
Tháng 12/1915, “Billy” Bishop (1894 – 1956) gia nhập Quân đoàn Không quân Hoàng gia Anh, hai năm sau, ông trở thành một phi công người Canada xuất sắc, nổi tiếng ở cả thành phố quê hương và cả ở Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với bảng thành tích bắn hạ 72 máy bay địch, trong đó, ông hạ được 25 máy bay chỉ trong 12 ngày làm nhiệm vụ. Bishop là phi công Canada đầu tiên vinh dự nhận huân chương Chữ thập Victoria và huân chương Thập Giá về Công tác nổi trội do Hoàng gia Anh trao tặng.
Đại úy René Fonck (1894 – 1953) là phi công người Pháp xuất chúng nhất của quân Đồng minh trong lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 1. Với thành tích bắn hạ 142 máy bay địch, trong đó có 75 máy bay Đức trong không chiến với tổng thời gian bay 500 giờ cùng những thành tích đáng nể và tài năng thiên bẩm trên không, René Fonck được mệnh danh là “phi công xuất chúng nhất mọi thời đại”, được cả Hoàng gia Anh và Pháp trao tặng huân chương danh dự vì sự nghiệp đấu tranh anh dũng của mình.
“Cỗ máy chiến lạnh lùng” thiếu tá Edward Mannock (1887 – 1918) là một trong những phi công bắn hạ nhiều máy bay nhất của Anh trong Chiến tranh Thế giới 1. Ông vinh dự được Hoàng gia Anh trao tặng các huân chương Chiến công xuất sắc và huân chương Thập tự Military Cross sau khi hạ được 73 chiếc máy bay địch trong cuộc chiến. Ngày 26/7/1918, Edward Mannock bị súng phòng không của Đức bắn và hi sinh ngay tại chỗ.
Là phi công xuất sắc nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 bên phe Đồng Minh, “Johnnie” Johnson (1915 – 2001) từng được bay cùng Sir Douglas Bader (1910 – 1982) – người được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ năm 1976, và là “thủ lĩnh” của phi đội bay 610 Squadron của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Trong suốt cuộc chiến, Johnson đã thực hiện hơn 1000 nhiệm vụ mà không một lần bị bắn rơi. Ông vinh dự được nhận nhiều giải thưởng, huân chương của cả Anh và Mỹ, trở thành một phi công huyền thoại trong lịch sử Không quân Anh.
Nguồn: vnexpress.net
Việt Nam đang nắm bắt cơ hội vàng gia nhập chuỗi cung ứng hàng không toàn cầu, tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào và chi phí cạnh tranh để bứt phá mạnh mẽ.
Theo Trung tướng Nguyễn Đức Soát, học lái máy bay đòi hỏi am hiểu rộng không chỉ về các thiết bị, cấu tạo máy bay, phi công còn phải biết về khí tượng thủy văn.
Lượng nhiên liệu hàng không bền vững ‘tăng quá thấp với kỳ vọng’, Philippine Airlines tăng tải cho mùa cao điểm… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Nhà đầu tư trúng thầu Dự án đầu tư và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng máy bay số 1 là Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay
+84 905 325 860 / +84 909 345 860
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang