[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Theo Boeing, thế giới sẽ cần 2.430 máy bay chở hàng trong 20 năm tới, gồm 930 chiếc mới sản xuất và 1.500 chiếc chuyển đổi từ máy bay chở khách.
Theo báo cáo mới nhất của Boeing cho thấy những ảnh hưởng và cơ hội đến từ đại dịch Covid-19, cũng như nhu cầu đáng kể trong dài hạn về máy bay chở hàng trong hai thập niên tới.
Cụ thể, nhờ sự phục hồi trong thương mại toàn cầu và sự tăng trưởng dài hạn, Boeing đưa ra dự báo về nhu cầu đối với 2.430 máy bay chở hàng trong 20 năm tới, bao gồm 930 chiếc mới sản xuất và 1.500 chiếc được chuyển đổi từ máy bay chở khách.
Theo dự báo mới, lưu lượng chở hàng bằng máy bay của thế giới sẽ tăng 4% mỗi năm trong hai thập niên tới. Mức tăng trưởng này được tác động bởi các hoạt động thương mại và nhu cầu gia tăng về giao hàng nhanh nhằm hỗ trợ sự mở rộng của vận hành thương mại điện tử. Với những sự phát triển này và nhu cầu đã được chứng minh về công suất máy bay chở hàng chuyên dụng nhằm hỗ trợ hệ thống vận tải của thế giới, đội bay chở hàng toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 60% đến năm 2039.
Ông Darren Hulst, Phó chủ tịch phụ trách Tiếp thị Thương mại tại Boeing cho biết: “Các nhà khai thác máy bay chở hàng đang ở một vị thế đặc biệt trong năm 2020 để đáp ứng các nhu cầu của thị trường về tốc độ, sự tin cậy và an toàn, vận chuyển thiết bị y tế và các loại hàng hóa khác cho nhiều cá nhân và cộng đồng trên khắp thế giới.”
“Trong tương lai, các máy bay chở hàng chuyên dụng sẽ càng đóng vai trò quan trọng hơn để cạnh tranh trong thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không; các máy bay đó vận chuyển hơn một nửa lưu lượng chở hàng bằng hàng không, và các hãng hàng không đang khai thác các máy bay này thu được gần 90% doanh thu của lĩnh vực chở hàng bằng máy bay,” ông Hulst nói thêm.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”2982″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1608265438889{margin-top: -15px !important;}”]
Boeing dự báo nhu cầu máy bay chở hàng sẽ tăng liên tục trong 20 năm tới (Ảnh: baogiaothong)
[/vc_column_text][vc_column_text]
Thông tin từ Boeing cũng cho biết: Khai thác vận chuyển hành khách kết hợp hàng hóa (belly cargo) chiếm khoảng một nửa công suất chở hàng trên toàn cầu trong năm 2019, nhưng đã sụt giảm đáng kể khi các hãng hàng không dừng bay hàng nghìn máy bay. Các nhà khai thác máy bay chở hàng đã xoay sở bằng cách vận hành nhiều hơn mức bình thường, và lưu lượng vận tải của các hãng chuyên về chở hàng đã tăng 6%.
Trong năm 2020, gần 200 hãng hàng không đã khai thác hơn 2.000 máy bay chở khách thân rộng để dành riêng cho hoạt động chở hàng, nhằm tăng dòng tiền mặt và hỗ trợ chuỗi cung ứng toàn cầu. Các máy bay này đã giúp bù đắp một số thâm hụt về công suất, và trong vài trường hợp đã tạo ra các nguồn lợi nhuận theo quý cho các hãng hàng không trong bối cảnh hoạt động chở khách trở nên ít ỏi.
Theo Baogiaothong
[/vc_column_text][vc_column_text css=”.vc_custom_1608265521791{padding-top: 20px !important;}”]Nguồn: spirit.vietnamairlines.com[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lần đầu tiên mẫu máy bay “Made in Vietnam” được giới thiệu. Mẫu máy bay này có thể sử dụng để huấn luyện phi công quân sự và tuần tra.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng cao, nhiều chuyến bay đã đạt tỷ lệ lấp đầy từ 80 – 90 %
Hàn Quốc bảo vệ cạnh tranh ngành hàng không sau khi phê duyệt việc sáp nhập Korean Air-Asiana Airlines, China Airlines sẽ tăng tải đến Prague và Vienna… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Lần đầu tiên tại Việt Nam diễn tập phương án xử lý tình huống chữa cháy, cứu nạn máy bay và di dời máy bay mất khả năng di chuyển
+84 905 325 860 / +84 909 345 860
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang