[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Năm 2020 là một năm ác mộng của ngành hàng không. Đại dịch Corona đã hoành hành và nhấn chìm ngành hàng không vào vực thẳm, trong đó bao gồm các hãng hàng không, nhà sản xuất hàng không vũ trụ, sân bay và các công ty cho thuê. Năm 2021 sẽ chứng kiến những thay đổi đáng kể trong ngành và dưới đây là một số thay đổi trong 12 tháng tới.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”3098″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1612428339258{margin-top: -15px !important;}”]
Năm 2021 sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong ngành hàng không. (Ảnh: Bloomberg)
[/vc_column_text][vc_column_text]
Cuộc chiến về giá
Lượng hành khách sẽ tăng mạnh khi vacxin đáp ứng đủ để giảm tỷ lệ lây nhiễm cho người dân. Thậm chí ngay sau đó, ngành hàng không vẫn phải nỗ lực để đưa hành khách quay trở lại. Ở châu Âu, điều đó có nghĩa mức giá vé có thể xuống thấp tới 9,99 euro (12,33 đô la), theo Giám đốc điều hành của Ryanair Holdings Plc, Michael O’Leary.
Huy động tiền vốn
Năm 2020 các hãng hàng không đã huy động được số tiền kỷ lục, và sẽ cần nhiều hơn vào năm 2021. Việc bán cổ phiếu và chuyển đổi nợ sẽ có tầm quan trọng lớn khi các công ty cố gắng khắc phục tình hình tài chính. Theo Moody’s, các chính phủ đã chi 220 tỷ USD viện trợ cho các hãng vào năm ngoái, và nguồn viện trợ này sẽ vẫn phát huy trong năm nay.
Hợp nhất các hãng hàng không
Hàng chục hãng hàng không đã biến mất hoặc nộp đơn phá sản kể từ khi đại dịch bắt đầu. Có nhiều hãng đang được hỗ trợ để tồn tại, nguy cơ bị nuốt chửng và bị hợp nhất bởi các hãng mạnh hơn. Condor – một hãng hàng không của Đức đang trở thành mục tiêu hấp dẫn của Deutsche Lufthansa AG. Condor từng là công ty con của Lufthansa trước khi được bán cho Thomas Cook Group.
Dòng tàu bay thân rộng gặp khó khăn
Nhà tư vấn hàng không vũ trụ Richard Aboulafia cho biết trong khi các tàu bay phản lực loại nhỏ đang được quan tâm thì loại tàu bay hai lối đi của hai hãng Boeing và Airbus đang vượt qua sự nghiệt ngã. Doanh số bán hàng đã giảm trước đại dịch và sự dư thừa các mẫu đã qua sử dụng sẽ làm giảm nhu cầu trong nhiều năm. Do các chặng bay đường dài bị tạm dừng, Airbus và Boeing đã chứng kiến tỉ lệ “nghỉ hưu” cao hơn đối với các loại tàu bay lớn nhất của họ và lượng đơn đặt hàng mới cũng khan hiếm.
Theo Bloomberg
Sưu tầm và tóm tắt: Thủy Nguyễn – CRI
[/vc_column_text][vc_column_text css=”.vc_custom_1612428433443{padding-top: 20px !important;}”]Nguồn: spirit.vietnamairlines.com[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lần đầu tiên mẫu máy bay “Made in Vietnam” được giới thiệu. Mẫu máy bay này có thể sử dụng để huấn luyện phi công quân sự và tuần tra.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng cao, nhiều chuyến bay đã đạt tỷ lệ lấp đầy từ 80 – 90 %
Hàn Quốc bảo vệ cạnh tranh ngành hàng không sau khi phê duyệt việc sáp nhập Korean Air-Asiana Airlines, China Airlines sẽ tăng tải đến Prague và Vienna… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Lần đầu tiên tại Việt Nam diễn tập phương án xử lý tình huống chữa cháy, cứu nạn máy bay và di dời máy bay mất khả năng di chuyển
+84 905 325 860 / +84 909 345 860
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang