[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Tất tần tật thông tin về ngành Phi công với học phí lên đến 4,6 tỷ sẽ được cô nàng du học Mỹ tiết lộ.
Phi công là một trong những ngành nghề rất hấp dẫn đối với giới trẻ vì có nhiều yếu tố: tính chất công việc đặc thù, môi trường hiện đại, mức lương hấp dẫn. Đó còn chưa kể đến việc để được chính thức điều khiển một chuyến bay, bạn còn phải mất khá nhiều thời gian học tập, nghiên cứu và trải nghiệm nữa.
Và câu chuyện của cô bạn Mạch Khanh dưới đây cũng không ngoại lệ. Cô nàng là du học sinh Mỹ ngành Phi công, sở hữu channel cá nhân với gần 20.000 lượt follow. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM, cô nàng đã nghe theo tiếng gọi đam mê để đi học phi công với học phí lên đến 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ đồng).[/vc_column_text][vc_single_image image=”3108″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1613623591023{margin-top: -15px !important;}”]
Mạch Khanh – Du học sinh Mỹ ngành Phi công
[/vc_column_text][vc_column_text]
Một số tiền không hề nhỏ, và mở ra tương lai khó định trước với người trẻ như Mạch Khanh. Với nữ sinh, phi công không phải công việc toàn màu hồng mà có rất nhiều khó khăn, thử thách và cả những góc tối.
Đi học được một thời gian thì bùng dịch, một thân một mình nơi xứ người, Mạch Khanh vẫn chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi lựa chọn công việc đem lại những trải nghiệm mới mẻ và thú vị không kém cho tuổi trẻ của mình
Ngay từ nhỏ, cô nàng Mạch Khanh đã thích bầu trời, thích mây và thích đi chơi. Tuy nhiên, những ước mơ vẫn chưa định hình rõ ràng thời sinh viên nên 9X quyết định đi học trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.
Trải qua 3 năm học đầu tiên, cô nàng cảm thấy áp lực khi những người bạn cùng lớp càng ngày giỏi giang, sáng tạo trong khi bản thân lại không hề tiến bộ. “Mình trải qua những năm tháng đại học, cũng đã đi làm được 1-2 năm, buôn bán nhiều thứ. Nhưng đến một lúc, mình nhận ra mọi người xung quanh quá giỏi.
Ngành nghề của mình cần sự sáng tạo và biến đổi không ngừng nhưng bản thân mình lại không tốt lên tí nào. Deadline, deadline và deadline, mình bị rượt đuổi trong chính cuộc sống của mình. Suy nghĩ trở thành tiếp viên hàng không ngày xưa quay trở lại. Rồi mình nhận ra làm phi công sẽ có view làm việc đẹp hơn, nên mình đã quyết định chuyển ngành”.[/vc_column_text][vc_single_image image=”3115″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1613623760976{margin-top: -15px !important;}”]
Dù đã nhận được bằng trường Kiến trúc, 9X vẫn quyết định từ bỏ
[/vc_column_text][vc_column_text]
Sau đó, Mạch Khanh cũng lên mạng tìm kiếm thông tin về nghề phi công, các yêu cầu cũng như trường dạy học. Trong thời gian thực tập, cô nàng đăng ký học lớp ACCP8. Đó là lớp học thử ATP (khóa huấn luyện lý thuyết phi công cơ bản trước khi du học nước ngoài) với 7 môn trong khoảng 2-3 bài để giúp bạn biết được những khái niệm và điều cần học sau này, xem bản thân có thực sự phù hợp với phi công hay không.
Vài tháng sau, cô bạn quay cuồng với những hoạt động cho việc tham gia vào lớp lý thuyết ATP như: Làm hồ sơ, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra khả năng tiếng Anh, phỏng vấn…
Tưởng chừng quá trình học cứ thế diễn ra bình thường, cho đến khi cô nàng bị nợ môn liên tục vì học sai phương pháp. “Mình đã sai khi bê luôn phương pháp lúc còn học ở trường Kiến trúc sang khóa học lí thuyết phi công cơ bản. Bởi hồi còn sinh viên, thời gian khá dư dả, môn học kéo dài cả kì. Vậy nên dù học không tốt thì mình chỉ cần ôn trước 1 tháng hay 1 tuần là có thể nắm bắt được. Nhưng ở đây các môn học chỉ diễn ra trong 2 tuần, đòi hỏi các bạn phải học từng ngày thì mới theo kịp được kiến thức”.[/vc_column_text][vc_single_image image=”3110″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1613623854508{margin-top: -15px !important;}”]
Áp dụng phương pháp học sai khi học phi công, Mạch Khanh lại gặp stress
[/vc_column_text][vc_column_text]
Nợ môn cùng việc học sai phương pháp khiến quãng thời gian stress của Mạch Khanh quay lại. Cô nàng đã quyết định tạm dừng tất cả, book vé máy bay sang Mỹ nghỉ ngơi 1 tháng để thư giãn cũng như xem lại quyết định của bản thân.
Sau khi hoàn thành khóa học kiến thức phi công cơ bản ở Việt Nam, cô nàng sang Mỹ du học ở trường Đại học Aviator. Ở bên đây, Mạch Khanh sẽ cần học 3 bằng là: Phi công tư nhân, Bằng bay thiết bị và Phi công thương mại.[/vc_column_text][vc_single_image image=”3111″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1613623975591{margin-top: -15px !important;}”]
Học phí phi công lên đến 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ đồng)
[/vc_column_text][vc_column_text]
Mạch Khanh tâm sự học phí cho ngành Phi công của cô bạn dao động khoảng 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ đồng). Số tiền này sẽ được chi trả cho các chi phí sau:
“Hồi đầu mình cần khám sức khỏe mất 2,5 triệu để xem có đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 1 hay không. Hoặc nếu phát hiện bệnh không phù hợp với nghề phi công thì bản thân có thể tạm dừng việc học của mình.
Ngoài ra mình còn mất thêm các chi phí khác như:
– Khóa ATP cho 13-14 môn mất khoảng 134 triệu trong 6 tháng.
– Tiền làm hồ sơ giấy tờ cho việc huấn luyện nước ngoài tốn khoảng 15 triệu.
– Tiền phí quản lý đi nước ngoài: Khoảng 100 triệu.
– Tiền phí huấn luyện bay rơi vào khoảng 75.000 USD. Bên cạnh đó, bạn còn cần có tiền cho việc thuê nhà, tiền tiêu xài nơi xứ người, ăn uống hàng tháng và học các chứng chỉ. Mỗi người một khoản phí khác nhau nên theo mình, các bạn cũng nên dự trù khoảng 30% số tiền này đề phòng trường hợp phát sinh các rủi ro như học lại, tiền sinh hoạt tăng cao”.[/vc_column_text][vc_single_image image=”3112″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1613624079408{margin-top: -15px !important;}”]
Việc học phi công cũng có rất nhiều khó khăn
[/vc_column_text][vc_column_text]
Dĩ nhiên, đi học phi công cũng gặp rất nhiều khó khăn và Mạch Khanh cũng nằm trong số đó. Cô nàng tâm sự có 4 yếu tố thử thách cần lưu ý trước khi quyết định học lái máy bay chính là: Sức khỏe, Tuổi tác, Ngoại ngữ và Tài chính.
“- Về sức khỏe, bạn cần đạt sức khỏe loại 1 theo tiêu chuẩn.
– Về ngoại ngữ, mọi người nên chuẩn bị vốn tiếng Anh từ khá tốt trở lên, cùng với kiến thức liên quan đến các môn Tự nhiên thì sau này mới dễ dàng học được các môn chuyên ngành liên quan đến bay.
– Tuổi tác cũng là điều cần lưu ý khi những người học thường dưới 30 tuổi. Còn nếu bạn trên 30 tuổi thì cần phải chạy đua thời gian. Vì thời gian học phi công thường kéo dài khoảng 3-4 năm, trong khi các trường chỉ nhận học viên phi công và có đầy đủ chứng chỉ dưới 35 tuổi. Bên cạnh đó, càng lớn tuổi thì việc tiếp thu càng chậm và bị ảnh hưởng.
– Tài chính là vấn đề nên cân nhắc lên hàng đầu. Không phải ai cũng học được phi công vì đây là ngành đặc thù. Học bay khác với những ngành khác, không chỉ học kiến thức mà còn là cảm giác. Khi mình bay thì cần cảm nhận máy bay đang thiếu gì, cần sửa gì thì mới bay được như bình thường”.
Bên cạnh đó, Mạch Khanh cũng chia sẻ không phải vị giáo viên dạy bay nào cũng thực sự tốt. Bởi có những giảng viên chỉ quan tâm sao cho đủ giờ bay của mình nên không dạy nhiệt tình hoặc thậm chí câu thêm giờ. Điều này khiến sinh viên vừa không thực hành tốt, vừa mất thêm tiền vì sinh viên sẽ phải trả phí cho từng giờ bay như vậy.[/vc_column_text][vc_single_image image=”3113″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Theo đuổi ngành nghề phi công vốn dành cho con trai lại có học phí cực khủng, Mạch Khanh từng nhận không ít cái nhìn nghi ngờ. Tuy nhiên đến hiện tại, cô bạn không hề cảm thấy hối hận trước quyết định của mình. Với nữ sinh để được du học ngành này, gia đình đã trở thành điểm tựa cả về tinh thần lẫn vật chất rất nhiều nên Mạch Khanh sẽ cố gắng không bao giờ cho phép bản thân dễ dàng từ bỏ.
“Mình chưa từng hối hận với quyết định học phi công nhưng cũng băn khoăn rất nhiều. Vì để cho mình được theo đuổi ước mơ điều khiển được ‘con chim sắt khổng lồ’ này, nói vui là làm chủ bầu trời thì cả nhà cũng đã phải gồng gánh vất vả rất nhiều cho mình. Có thể nói hiện tại mình là ‘gánh nặng’ của gia đình, cũng hơi ích kỉ vì mình mà cả nhà phải vất vả. Nên mình cố gắng với quyết định này để không làm phụ lòng mọi người”.
Nữ sinh cũng chia sẻ về những dự định trong thời gian tới: “Hiện tại thì mình đã hoàn thành xong khoá huấn luyện bay ở Mỹ được hơn 4 tháng rồi, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên mình cũng chậm trễ trong quá trình về lại Việt Nam. Sau khi về nước thì mình sẽ tiếp tục học thêm các bằng cấp chứng chỉ được yêu cầu như là MCC, JETFAM, thi đổi bằng theo chuẩn của Cục hàng không Việt Nam cũng như tham gia 1 khoá huấn luyện quân sự 75 ngày để có thể nộp hồ sơ phỏng vấn vào hãng mình mong ước”.[/vc_column_text][vc_single_image image=”3114″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text css=”.vc_custom_1613624318415{padding-top: 20px !important;}”]Nguồn: kenh14.vn[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lần đầu tiên mẫu máy bay “Made in Vietnam” được giới thiệu. Mẫu máy bay này có thể sử dụng để huấn luyện phi công quân sự và tuần tra.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng cao, nhiều chuyến bay đã đạt tỷ lệ lấp đầy từ 80 – 90 %
Hàn Quốc bảo vệ cạnh tranh ngành hàng không sau khi phê duyệt việc sáp nhập Korean Air-Asiana Airlines, China Airlines sẽ tăng tải đến Prague và Vienna… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Lần đầu tiên tại Việt Nam diễn tập phương án xử lý tình huống chữa cháy, cứu nạn máy bay và di dời máy bay mất khả năng di chuyển
+84 905 325 860 / +84 909 345 860
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang