Mùa thu này, kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 25/8/2021) và cũng gần 10 năm vị tướng lỗi lạc về với Bác Hồ và các bậc tiền bối, nhưng hình ảnh của Đại tướng luôn hiện hữu trong trái tim của mỗi chúng ta.
Khi nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta nghĩ ngay đến ông là một trong những nhân vật kiệt xuất của thời đại Hồ Chí Minh – thời đại đã làm nên những chiến công oanh liệt của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là sự phản ánh sinh động những thăng trầm của một giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc trong những năm tháng ông đã trải qua mà còn mang đậm dấu ấn nhân cách cao đẹp của nhà cách mạng xuất sắc, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “người Anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam và vị tướng huyền thoại trong lòng bạn bè quốc tế.
Đối với ngành Hàng không cũng như đối với mỗi CBNV, phi công Đoàn bay 919 nói riêng, hình bóng của một vị tướng huyền thoại đã in sâu vào từng chặng đường phát triển của Ngành Hàng không, từng trang sử, từng tài liệu hiện hữu đang được trưng bày ở Nhà truyền thống Đoàn bay 919 – đơn vị mà lúc sinh thời, Đại tướng luôn dành sự quan tâm đặc biệt.
Ngay từ đầu năm 1949, Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã báo cáo và xin ý kiến Bác Hồ về việc thành lập một cơ sở ban đầu của không quân. Ý kiến đã được xem xét và chấp thuận với tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Đảng, của Bác Hồ. Ngay sua đó, ngày 9/3/1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu; đồng chí Hà Đổng- Trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban là xây dựng cơ sở ban đầu cho không quân nhân dân; tìm hiểu hoạt động của không quân Pháp và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp chống lại chúng; chuẩn bị cở sở vật chất tài liệu, từng bước huấn luyện đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện mở rộng hoạt động khi có thời cơ. Có thể nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những người đặt nền móng cho sự ra đời của Không quân nhân dân Việt Nam. Đây là niềm vinh dự, tự hào của các phi công, CBNV Đoàn bay 919 – hậu duệ của Trung Đoàn không quân 919 (E919) – Đơn vị Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nếu những cán bộ, chiến sĩ và phi công Đoàn bay lớp trước không thể quên hình ảnh vị Đại tướng của mình trong thời chiến khi Đại tướng ngồi máy bay trực thăng quan sát khu vực Làng Ho, Vitthulu thuộc phía đông Trường Sơn, kiến tạo một đường Trường Sơn trên không nhằm phục vụ cấp bách tình hình đang sôi động của chiến trường giải phóng miền Nam. Từ những quyết sách sáng suốt của Người, trong các năm 1960 đến 1962, Đoàn bay 919 đã đảm đương vận chuyển hàng hóa phục vụ chiến trường một phần của tuyến đường Trường Sơn, chiến trường Lào, cũng như nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển và cũng đỡ được một đoạn đường bộ dài hàng nghìn km từ miền Bắc vào miền Nam.
Thì cũng vị Đại tướng ấy, lại thêm một lần in sâu trong tâm khảm cán bộ, chiến sĩ của Đoàn bay, họ sẽ không thể nào quên hình ảnh vị Đại tướng vĩ đại đã kinh qua hai cuộc kháng chiến nhưng nhân hậu, hết lòng vì dân, cùng xắn tay áo, đội mưa gió, căng mình cùng chiến sĩ các Không quân để theo dõi từng chuyến bay hàn khẩu đê, từng chuyến vận chuyển hàng cứu trợ, tiếp tế cứu đói cho dân bị lũ lụt…
Người cũng vô cùng gần gũi và ấm áp khi sau mỗi chuyến bay công tác bí mật, những chuyến chuyên cơ đặc biệt trong thời chiến, những chiến sĩ phi công của Đoàn luôn được được Người ân cần thăm hỏi, chúc mừng, khen ngợi và cảm ơn. Tình cảm của Đại tướng đối với cán bộ chiến sĩ Trung đoàn luôn là niềm tự hào và động lực để các tổ bay vượt qua mọi khó khăn, gian khổ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ sau tốt hơn nghiệm vụ trước.
Thế hệ CBNV và phi công ngày hôm này luôn tự hào và xúc động khi Đại tướng luôn quan tâm, dõi theo từng bước phát triển của Ngành Hàng không và của Đoàn bay 919, cho dù bận trăm công ngàn việc, cho dù đến khi tuổi đã cao, sức không còn được dẻo dai như trước, nhưng mỗi một dịp Ngày truyền thống của Trung đoàn năm xưa, Người vẫn cố gắng, thu xếp thời gian để có mặt, quan tâm, động viên đơn vị.
Niềm xúc động vô bờ khi ngày 13/10/2013, Đoàn bay 919 thực thực hiện chuyến bay VN103 trong tâm thế hết sức đặc biệt, đây là chuyến chuyên cơ chưa từng có trong lịch sử Hàng không Việt Nam – chuyến bay chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất cánh từ sân bay quốc tế Nội Bài đến sân bay Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình). Đáp ứng sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, phi công Đoàn bay đã hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt do cấp trên giao, đưa vị Đại tướng vĩ đại của Việt Nam về nơi an nghỉ cuối cùng đúng giờ và an toàn tuyệt đối. Kể từ đó, hình ảnh vị Đại tướng sáng ngời phẩm chất của một con người lỗi lạc, cao quý, nhưng luôn gần gũi, ấm áp, nhân văn, gắn với với những dấu ấn lịch sử trong thời chiến cũng như trong thời bình, gắn với từng bước xây dựng và phát triển của Đoàn bay 919 sẽ mãi là những dấu son sống mãi, sáng mãi trong lịch sử của Trung đoàn Không quân 919 Anh hùng lực lượng vũ trang – Đoàn bay 919, Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Thực hiện lời căn dặn của Đại tướng năm xưa “tiếp tục phát huy truyền thông đơn vị Anh hùng, ra sức học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật và phẩm chất đạo đức, tiếp thu và vận dụng sáng tạo kiến thức khoa học kỹ thuật mới, đảm bảo bay tuyệt đối an toàn, xây dựng Đoàn bay 919 ngày càng vững mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững của đất nước”, Đoàn bay 919 và Vietnam Airlines luôn là lực lượng tiên phong, tham gia hội nhập thành công, được các tổ chức hàng không thế giới công nhận về an toàn khai thác bay, chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn, có bản sắc riêng của Hãng Hàng không Quốc gia.
Tiếp nối truyền thống, phát huy những chiến công, thành tích của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước, trong cuộc chiến toàn dân phòng chống dịch bệnh Covid-19, CBNV và phi công Đoàn bay luôn sẵn sàng mỗi người là một chiến sĩ, đoàn kết cùng VNA lập lên một thành đồng phòng chống bệnh dịch, vượt qua sóng gió, vững tâm hướng về tương lai, vươn cao, vươn xa hơn nữa trên bầu trời, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Nguồn: http://spirit.vietnamairlines.com/
Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lần đầu tiên mẫu máy bay “Made in Vietnam” được giới thiệu. Mẫu máy bay này có thể sử dụng để huấn luyện phi công quân sự và tuần tra.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng cao, nhiều chuyến bay đã đạt tỷ lệ lấp đầy từ 80 – 90 %
Hàn Quốc bảo vệ cạnh tranh ngành hàng không sau khi phê duyệt việc sáp nhập Korean Air-Asiana Airlines, China Airlines sẽ tăng tải đến Prague và Vienna… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Lần đầu tiên tại Việt Nam diễn tập phương án xử lý tình huống chữa cháy, cứu nạn máy bay và di dời máy bay mất khả năng di chuyển
+84 905 325 860 / +84 909 345 860
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang