Thư viện Tin tức – Sự kiện Liên hệ Login
/
Tại sao bầu trời vẫn đầy ‘chuyến bay ma’ trống rỗng?
Ngày 19.02.2022
Tại sao bầu trời vẫn đầy ‘chuyến bay ma’ trống rỗng?

TTO – Gần 2 năm đại dịch COVID-19 trôi qua, nhu cầu đi lại đã bắt đầu nhen nhúm, các nguyên tắc giữ vị trí tại các sân bay được nới lỏng, nhưng các “chuyến bay ma” vẫn đang ám ảnh trên bầu trời.

Bầu trời châu Âu vẫn có nhiều ‘chuyến bay ma’ trống rỗng

Đây là những chuyến bay gần như trống rỗng, do lịch trình của các hãng hàng không phải thực hiện nghĩa vụ bay theo hợp đồng, theo trang tin CNN Travel.

Trên thực tế, hơn 100.000 “chuyến bay ma” phải bay trên bầu trời châu Âu vào mùa đông này, theo phân tích gần đây từ nhóm môi trường Greenpeace.

Giám đốc điều hành hãng máy bay lớn nhất của Đức Lufthansa, ông Carsten Spohr, cho biết Tập đoàn Lufthansa đang đối mặt với viễn cảnh có 18.000 chuyến bay thừa trong 6 tháng mùa đông để giữ chỗ tại sân bay theo quy định của châu Âu.

Lufthansa chiếm 17% lưu lượng hàng không của thị trường châu Âu.

Hãng hàng không Brussels – công ty con của Tập đoàn Lufthansa – cũng thực hiện 3.000 chuyến bay không cần thiết để duy trì vị trí ở sân bay.

Tại Anh, một bản kiến nghị đã được đưa ra, kêu gọi chính phủ ngừng các chuyến bay vắng người.

“Các chuyến bay không cần thiết không phải là chuyến bay trống hoặc chuyến bay ‘ma'”, một phát ngôn viên của hãng Lufthansa nói với CNN. “Đó là các chuyến bay theo lịch trình nhưng bị khách đặt chỗ ít do đại dịch”.

Chuyến bay trống rỗng để… giữ vị trí.

Bất chấp nhu cầu ít, Lufthansa Group Airlines vẫn phải khai thác các chuyến bay này để tiếp tục đảm bảo quyền cất cánh và hạ cánh tại các sân bay lớn của khu vực EU.

Ông Paul Steele của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết: “Máy bay cất cánh từ một nơi, nó có thể hạ cánh vào một thời điểm nhất định tại một điểm khác. Nếu vì lý do gì phải phân bổ lại vị trí ở một đầu của sân bay, nó sẽ tạo ra sự hỗn loạn ở đầu kia. Chúng tôi cần một hệ thống máy bay lên xuống hoạt động nhịp nhàng”.

Các sân bay phải áp dụng nguyên tắc về việc các hãng máy bay phải đăng ký vị trí tại các sân bay trên toàn thế giới (WASG). Đây là nền tảng để quy trình phân bổ vị trí hoạt động của các hãng bay toàn cầu. IATA, Hội đồng Sân bay quốc tế và Nhóm điều phối viên sân bay toàn cầu đồng đưa ra nguyên tắc này, vì lợi ích của các hãng hàng không, sân bay và người tiêu dùng.

Nếu vì lý do gì phải ngừng bay, việc lập lại kế hoạch bay đến và đi tại tất cả những sân bay trên thế giới sau mỗi 6 tháng sẽ quá phức tạp. Vì vậy có một quy tắc nêu rõ rằng nếu một hãng hàng không sử dụng không hiệu quả vị trí của mình ít nhất 80% thời gian, hãng không được phép giữ lại vị trí tại sân bay vào mùa tiếp theo.

Các slot giữ chỗ tăng giá kỷ lục.

Ở Anh, sân bay Heathrow có công suất máy bay lên xuống hạn chế, đã đẩy giá của các slot (giữ vị trí ở sân bay) lên cao ngất ngưởng. Một cặp slot vào buổi sáng sớm trị giá khoảng 19 triệu USD, giảm xuống còn 13 triệu USD vào buổi trưa và 6 triệu USD vào buổi tối, theo báo cáo tóm tắt của Hạ viện Anh.

Kỷ lục mà các hãng hàng không đã giao dịch các chỗ trống này bao gồm trường hợp của Oman Air, đã trả 75 triệu USD cho một cặp chỗ cất cánh và hạ cánh tại sân bay Heathrow vào đầu năm 2016.

Vào tháng 3-2017, SAS Scandinavian Airlines đã bán hai cặp chỗ trống tại sân bay Heathrow cho American Airlines với giá 75 triệu USD.

Nới lỏng nguyên tắc giữ chỗ, “chuyến bay ma” vẫn còn

Hai năm trước, khi tác động ban đầu của COVID-19 tàn phá mạng lưới hàng không, quy tắc 80% thời gian sử dụng sân bay đã được nới lỏng.

Tại Mỹ, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã từ bỏ tỉ lệ thời gian hãng bay phải sử dụng chỗ trống.

Ở châu Âu, trong giai đoạn mùa đông 2021 – 2022 hiện tại, ngưỡng “sử dụng hoặc mất vị trí” tại sân bay đã được hạ xuống 50%. .

Trong khi đó, ACI Europe, hiệp hội chuyên nghiệp của các nhà khai thác sân bay, đại diện cho hơn 500 sân bay ở 55 quốc gia, đã bày tỏ sự thất vọng trước sự leo thang của ngành công nghiệp hàng không và những luận điệu chính trị xung quanh các “chuyến bay ma”. Người ta cũng nghi ngờ lý do của các hãng hàng không lớn cho rằng các “chuyến bay ma” là không thể tránh khỏi.

Nguồn: tuoitre.vn

Tin tức khác
Khám phá máy bay ‘Made in Vietnam’ tại Triển lãm Quốc phòng 2024

Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lần đầu tiên mẫu máy bay “Made in Vietnam” được giới thiệu. Mẫu máy bay này có thể sử dụng để huấn luyện phi công quân sự và tuần tra.

[VTV] Tăng cường chuyến bay phục vụ Tết

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng cao, nhiều chuyến bay đã đạt tỷ lệ lấp đầy từ 80 – 90 %

Aviation News 16/12: Hàn Quốc bảo vệ cạnh tranh ngành hàng không sau khi sáp nhập Korean Air-Asiana Airlines

Hàn Quốc bảo vệ cạnh tranh ngành hàng không sau khi phê duyệt việc sáp nhập Korean Air-Asiana Airlines, China Airlines sẽ tăng tải đến Prague và Vienna… là những tin chính trong bản tin hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam diễn tập chữa cháy, di dời máy bay gặp nạn

Lần đầu tiên tại Việt Nam diễn tập phương án xử lý tình huống chữa cháy, cứu nạn máy bay và di dời máy bay mất khả năng di chuyển

+84 905 325 860 / +84 909 345 860

vft@bayviet.com.vn

Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM

Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Copyright © 2016 Viet Flight Training
Designed by Rocket Digital