[vc_row][vc_column][vc_column_text]
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Một ngày giữa tháng 12, sau chuyến bay từ Pháp trở về sân bay Tân Sơn Nhất, một hành khách gặp Cơ trưởng Nguyễn Ly Hương ở khu vực nhà ga và gửi lời cảm ơn vì đã đưa họ về nhà an toàn. Cuộc trò chuyện vỏn vẹn chưa đầy một phút nhưng khiến nữ phi công này vui mãi, những mệt mỏi sau chuyến bay dài cũng như vơi đi bớt.
Đã thực hiện hàng trăm chuyến bay ngắn dài, nhưng cảm xúc sau mỗi lần hoàn thành chuyến bay an toàn với nữ Cơ trưởng này vẫn như những ngày đầu tiên. Đó là khi chị biết rằng, bản thân đã may mắn chọn được nghề nghiệp đúng với đam mê của mình.[/vc_column_text][vc_single_image image=”6133″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
[/vc_column_text][vc_column_text]14 năm trước, khi tình cờ đọc được một mẩu tuyển dụng phi công trên báo rồi nộp đơn ứng tuyển, chị Hương không ngờ đó là quyết định thay đổi cuộc đời mình. Bằng sự quyết tâm và có phần… liều lĩnh, chị đã từng bước thuyết phục bố mẹ, từ chối một cơ hội nghề nghiệp đúng chuyên ngành từ công ty danh tiếng; vượt qua tất cả các vòng sơ tuyển ngặt nghèo về thể lực và tâm lý để chính thức bước chân vào ngành hàng không. Chị trở thành một trong hai phi công nữ đầu tiên rồi Cơ trưởng đầu tiên của lịch sử Hàng không Việt Nam.
Hơn chục năm trôi qua nhanh, nhìn lại hành trình đầy đam mê những cũng không ít thử thách đó, chị Hương tóm gọn lại trong hai chữ: Hài lòng.
Từ chuyến bay huấn luyện 4 người đến Cơ trưởng A350
Nhắc đến cơ trưởng Nguyễn Ly Hương, người ta dễ dàng nhớ tới ngay danh xưng “nữ phi công đầu tiên trong lịch sử Hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết, đây là thông tin đúng nhưng… chưa được chính xác: Chị Hương là nữ Cơ trưởng Việt Nam đầu tiên. Còn về nữ phi công đầu tiên, ngoài chị Hương còn có chị Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, đang là Cơ trưởng máy bay A321 của Vietnam Airlines.
Để trở thành nữ phi công, chị Hương trải qua quá trình đào tạo với 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 là đào tạo huấn luyện phi công cơ bản, giai đoạn 2 là huấn luyện phi công chuyển loại. Sau khi hoàn thành xong 2 giai đoạn này thì sẽ chính thức trở thành một cơ phó của một loại máy bay. Đây là chương trình đào tạo chung cho tất cả mọi người không phân biệt nam hay nữ. Tiêu chuẩn nghề nghiệp là như nhau, yêu cầu sức khoẻ cũng vậy.[/vc_column_text][vc_single_image image=”6134″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
[/vc_column_text][vc_column_text]Đến tận bây giờ, chị vẫn nhớ như in lần đầu được điều khiển máy bay trên chuyến bay huấn luyện với 4 người. Đó là cảm giác háo hức, phấn khích khi hoàn thành được mơ ước. Rồi chuyến bay chở khách đầu tiên khi chuyển loại ATR72 với 70 khách. Về sau, việc chinh phục các loại máy bay lớn hơn với nhiều hành khách hơn cũng mang ý nghĩa khác. Không còn là sự chứng tỏ bản thân mà chỉ đơn giản là an toàn và hiệu quả.
Chị Hương bắt đầu chuyển loại máy bay A350 từ tháng 6/2021 với kinh nghiệm 10 năm bay máy bay ATR72 và3 năm bay máy bay A321. Để lên được vị trí cơ trưởng máy bay A350, chị đã có 13 năm kinh nghiệm trong đó có 8 năm kinh nghiệm với vị trí cơ trưởng. Với các vị trí làm việc công ty sẽ có các yêu cầu về năng lực làm việc, về giờ bay tích luỹ (kinh nghiệm) tương ứng, và khi đạt được các yêu cầu đó cùng với mong muốn của bản thân thì bạn sẽ có cơ hội để chuyển loại.
“Tôi thấy mình may mắn khi được bay 3 loại máy bay và mỗi loại tương ứng với các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Điều đó rất ý nghĩa và đem lại động lực làm việc cho tôi. Tất nhiên mỗi loại máy bay lại có các yêu cầu và kĩ thuật bay tương ứng. Giai đoạn ban đầu tất nhiên không dễ dàng, có nhiều sách để đọc, có nhiều tài liệu cần nhớ, đặc biệt các đường bay của A350 đa số là các đường bay quốc tế dài khác với đường bay ngắn tôi đã bay trước đây. Do đó có rất nhiều thông tin cần nắm bắt và cập nhật, các kiến thức về hoạt động khai thác đường dài cần bổ sung, các vấn đề có thể gặp phải ở các chuyến bay đường dài…
Nói chung khi thay đổi một loại máy bay mới với các đường bay mới tôi cần học hỏi rất nhiều, và thật may mắn tôi đã được các thầy, các chú, các anh chỉ dạy tận tình, luôn luôn giúp đỡ chia sẻ kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm”, nữ Cơ trưởng chia sẻ.
Tôi thấy mình may mắn khi được bay 3 loại máy bay và mỗi loại tương ứng với các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Điều đó rất ý nghĩa và đem lại động lực làm việc cho tôi.
Nghề phi công có vất vả, nhưng…
Gần 15 năm trong nghề, trải qua những chuyến bay thuận lợi có, khó khăn cũng có, chị Hương cho rằng, một vài sự cố trong hành trình làm nghề như điều kiện thời tiết xấu, tình huống phát sinh về hành khách; chậm chuyến… đã giúp chị vững vàng hơn trong công việc, có năng lực và kinh nghiệm ra quyết định, xử lý tình huống.
Bên cạnh đó, công việc sẽ có những lúc mệt mỏi như giờ giấc không cố định, thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe. Vào giai đoạn cao điểm vất vả liên tục, không thể về nhà đúng giờ, có về tới nơi cũng chỉ có thời gian để nghỉ ngơi, không đủ sức chăm sóc con cái… Hoặc với gia đình chị, có những lúc không có người trông con, chồng đón con, đưa con đến sân bay chờ vợ hạ cánh, giao con cho vợ rồi lại đi bay không phải là chuyện hiếm.
“Con tôi từng kể một chuyện vui như thế này: Ở lớp, con là học sinh duy nhất mà phụ huynh không thường xuyên đưa con đi học hay tham gia các hoạt động ở trường. Nhưng khi tôi hỏi con có cần bố mẹ đưa đón như các bạn không thì bé trả lời: Con hoàn toàn hiểu công việc của bố mẹ…
Là phi công, ai cũng sẽ có lúc như thế. Tuy nhiên, đây chỉ là những quãng ngắn hạn, và tôi nghĩ mọi người đều sẽ suy nghĩ tích cực bởi hiểu và chấp nhận đặc thù nghề nghiệp của mình. Khi đã lựa chọn, tức là đã phải chuẩn bị tâm lý từ trước. Thậm chí gia đình còn thấu hiểu cho mình thì hà cớ gì mình không vượt qua được”, chị Hương chia sẻ.[/vc_column_text][vc_single_image image=”6135″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Cơ trưởng Ly Hương đã có gần 15 năm trong nghề. (Ảnh: ĐB).
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Lịch làm việc hiện tại theo chị Hương không quá áp lực, 1 tháng khoảng 70 giờ bay, trừ những tháng cao điểm sẽ bận rộn hơn. Các tuyến đường bay theo lịch khai thác máy bay của hãng, hiện nay là các đường bay đi Úc, Mĩ , Pháp, Nhật, Hàn và các chuyến bay nội địa. Ở thời điểm Tết, hầu như năm nào chị cũng đi bay, nhưng vẫn có thời gian nghỉ để dành cho gia đình.
Hàng tháng, phi công sẽ có quyền request để bộ phận khai thác cố định ngày nghỉ. Chẳng hạn như gia đình chị Hương hay sum vầy vào ngày 30 tết nên thường chị sẽ đi bay vào giờ sáng, chiều tối 30 về nhà, hoặc bay về tối ngày 29 và nghỉ ngày 30. Trong 4 ngày Tết, các phi công sẽ được linh động sắp xếp để ở nhà 1, 2 ngày. Trường hợp giai đoạn Tết bay vất vả thì sau tết sẽ được sắp xếp nghỉ bù. Khi bay những chuyến Tết, tổ bay thường chuẩn bị lì xì và chúc nhau một năm bay an toàn, sức khỏe, tạo không khí rất vui vẻ, hào hứng.
“Nói chung nếu hỏi nghề phi công có vất vả không thì câu trả lời là có. Nhưng bảo có thích nghi được không thì vẫn thích nghi được. Chưa kể, cơ hội nghề nghiệp mang lại cho mình rất nhiều. Chẳng hạn khi tiếp xúc với máy bay có độ hiện đại cao, đòi hỏi bạn không ngừng học hỏi, update thông tin, năng lực bản thân được nâng lên, trí óc được luyện tập, không bị trì trệ. Môi trường làm việc rất chuyên nghiệp, bên cạnh các đồng nghiệp cũng vô cùng chuyên nghiệp. Quy định trong công việc về nghỉ ngơi cũng cố định.
Một tổ bay thông thường sẽ có hai người, có những chuyến bay đường dài lên tới 4 người nhưng sẽ không cố định ngày nào sẽ đi với người nào. Vì vậy, cơ hội được tiếp xúc học hỏi với người khác rất nhiều. Nghề phi công cũng bình đẳng, không đòi hỏi các mối quan hệ xã hội nhiều mà quan trọng nhất là năng lực của mỗi người. Nghề này cũng giúp các bạn đi đây đi đó nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất mới”, nữ phi công nói.
Nói chung nếu hỏi nghề phi công có vất vả không thì câu trả lời là có. Nhưng bảo có thích nghi được không thì vẫn thích nghi được. Chưa kể, cơ hội nghề nghiệp mang lại cho mình rất nhiều”.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”6136″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
[/vc_column_text][vc_column_text]
Đừng theo nghề phi công nếu chỉ yêu thích sự “hào nhoáng”
Tưởng chừng như với nghề phi công, mạnh mẽ là tính cách không thể thiếu. Tuy nhiên, chị Hương cho rằng, nếu có dịp tiếp xúc với những nữ phi công khác, mọi người sẽ nhận ra rất nhiều đồng nghiệp của chị vô cùng mềm mại, nữ tính. Theo chị, yếu tố quan trọng để theo đuổi nghề được cho là “đặc quyền của phái mạnh” này chính là sự hiểu biết nhất định về nghề nghiệp để chuẩn bị tâm lý; có năng lực, trình độ và đam mê.
Nghề phi công vốn không phải là nghề nay làm mai thành công mà đòi hỏi sự kiên trì. Trải qua quá trình huấn luyện, học tập, sàng lọc, kiểm tra định kỳ… sẽ có một cái nhìn khác và hiểu về nghề rõ nét hơn. Ban đầu, có thể bạn đến với nghề vì những lý do khác nhau như vì sự hào nhoáng hay thu nhập, nhưng nếu đã trụ được với nghề thì sẽ ở lại vì yêu thích.
“Những lúc đi bay 4 chặng mệt mỏi hay thời tiết xấu thì nghề phi công không còn hào nhoáng gì cả. Đến bây giờ, các bạn trẻ đã có sự sàng lọc thông tin rất rõ ràng để đánh giá công việc muốn theo đuổi có những ưu nhược điểm ra sao. Và tôi nghĩ khi đã lựa chọn, phần lớn các bạn sẽ theo nghề vì đam mê hơn là những yếu tố bên ngoài khác”.
[/vc_column_text][vc_single_image image=”6137″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
[/vc_column_text][vc_column_text]Chị Hương nói thêm, có thể các ngành nghề khác cần sự sáng tạo, cần đột phá thì đặc thù riêng biệt của phi công là ngành nghề đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt đúng, đầy đủ quy trình làm việc của hãng hàng không nhằm đảm bảo các chuyến bay được thực hiện an toàn và hiệu quả tốt nhất. Các kì thi, các kì kiểm tra theo quy định thì tất cả phi công đều phải tham gia và phải đạt yêu cầu, không thể là nữ thì có thể bỏ bớt được một bước nào,bởi đây là quy định là bằng cấp chứng chỉ cần có để biết phi công đó có đủ điều kiện làm việc hay không.
Nếu có sự khác biệt giữa nam nữ thì có chăng là các phi công nữ thường có một thời gian nghỉ giãn cách để sinh em bé. Thường mất thời gian khoảng 15 tháng. Sau đó thì các phi công nữ sẽ phải tham gia một khoá huấn luyện phục hồi ngắn hạn. Sau 14-15 năm thì giờ ngoài 2 nữ phi công đầu tiên Việt Nam đã có thêm rất nhiều nữ phi công, theo chị Hương đó mới là niềm vui và tự hào thiết thực nhất.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Nguồn: Vietnam Airlines[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
+84 905 325 860 / +84 909 345 860
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang