[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Văn phòng Tổng giám đốc Hàng không Dân dụng Ấn Độ (DGCA) mới đây đã đề xuất cập nhật quy định an toàn hàng không, bao gồm cấm thành viên phi hành đoàn sử dụng nước hoa.
Ngày 2/10, hãng tin CNN cho biết, Văn phòng Tổng giám đốc Hàng không Dân dụng Ấn Độ (DGCA) – cơ quan giám sát hàng không quốc gia này đã đề xuất cập nhật quy định về sử dụng đồ uống có cồn.
Bên cạnh đó, quy định hiện hành của DGCA đã liệt kê một số sản phẩm có thể khiến kết quả xét nghiệm hơi thở dương tính với cồn.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_single_image image=”6898″ img_size=”full” alignment=”center”][vc_column_text]
Tiếp viên hàng không Ấn Độ (ảnh minh họa).
[/vc_column_text][vc_column_text]
Trong đề xuất cập nhật mới, DGCA cho rằng: “Các thành viên phi hành đoàn không được sử dụng các loại thuốc, hóa chất như nước súc miệng, kem đánh răng, nước hoa hoặc các loại sản phẩm có thành phần chứa cồn.
Các sản phẩm này có thể khiến kết quả xét nghiệm hơi thở dương tính với cồn. Những thành viên phi hành đoàn đang sử dụng các loại dược phẩm có chứa cồn cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhiệm vụ”.
Theo hãng tin CNN, mặc dù nước hoa chứa hàm lượng nhỏ chất cồn, hiện chưa rõ liệu sử dụng nước hoa có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm hơi thở dương tính “giả” với cồn hay không.
Các quy định an toàn hàng không chính thức đã được DGCA phê chuẩn vào tháng 8/2015. Đề xuất bổ sung đang được lấy ý kiến công chúng tới ngày 5/10.
Ngành hàng không thế giới từng ghi nhận một số trường hợp phi công say xỉn trước/trong quá trình làm nhiệm vụ.
Năm 2018, ông Katsutoshi Jitsukawa – phi công của hãng hàng không Japan Airlines bị kết án 10 tháng tù do sử dụng đồ uống có cồn trước khi bay.
Kết quả xét nghiệm hơi thở thực hiện ngay sau khi máy bay cất cánh cho thấy nồng độ cồn trong máu ông Jitsukawa cao hơn 9 lần so với giới hạn cho phép.
Tại Mỹ, vào năm 2019, Gabriel Lyle Schroeder – phi công của hãng Delta đã bị dẫn giải xuống khỏi máy bay ngay trước khi cất cánh do bị nghi ngờ đang trong trạng thái say xỉn.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Nguồn: Giao Thông[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lần đầu tiên mẫu máy bay “Made in Vietnam” được giới thiệu. Mẫu máy bay này có thể sử dụng để huấn luyện phi công quân sự và tuần tra.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng cao, nhiều chuyến bay đã đạt tỷ lệ lấp đầy từ 80 – 90 %
Hàn Quốc bảo vệ cạnh tranh ngành hàng không sau khi phê duyệt việc sáp nhập Korean Air-Asiana Airlines, China Airlines sẽ tăng tải đến Prague và Vienna… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Lần đầu tiên tại Việt Nam diễn tập phương án xử lý tình huống chữa cháy, cứu nạn máy bay và di dời máy bay mất khả năng di chuyển
+84 905 325 860 / +84 909 345 860
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang