Ngành hàng không nỗ lực giảm khí thải carbon thêm 5% vào năm 2030. (Ảnh: Financial Times)
Theo thông tin từ Reuters, cuộc họp được tổ chức bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Mục tiêu 5% giảm phát thải carbon thông qua việc chuyển đổi sang nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn được thiết lập sau các cuộc đàm phán tại Duba và được dẫn đầu bởi Liên hợp quốc. Mặc dù Trung Quốc, Nga và một số quốc gia khác có những lo ngại về ảnh hưởng đối với nền kinh tế của họ, nhưng cuối cùng họ vẫn nhất trí với đề xuất này.
ICAO đã mô tả đây là một bước tiến tích cực để giảm lượng khí thải carbon ở ngành hàng không toàn cầu. Mục tiêu này nhấn mạnh việc sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường. Dự thảo ban đầu đề xuất một mức giảm từ 5 – 8% và mục tiêu cuối cùng là 5%.
Bên cạnh đó, mục tiêu này đã gửi một tín hiệu tích cực đến cộng đồng tài chính. Việc đầu tư vào các dự án năng lượng sạch mới có thể trở nên hấp dẫn hơn với mục tiêu giảm phát thải như đã được xác định. Ngành hàng không hiện chiếm khoảng 2 – 3% lượng khí thải carbon toàn cầu. Việc sử dụng SAF được coi là giải pháp chủ chốt để giảm lượng khí thải từ ngành này.
Mặc dù ngành hàng không không nằm trong phạm vi trực tiếp của Hiệp định Paris về Chống Biến đổi Khí hậu, nhưng với cam kết hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được coi là “đầy tham vọng” với ngành này.
Cuộc đàm phán đã tập trung vào việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là việc chia sẻ công nghệ giúp châu Phi và các nền kinh tế mới nổi tăng cường năng lực sản xuất SAF. Trung Quốc đã nhất trí với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 nên đã bày tỏ lo ngại rằng mục tiêu giảm 5% vào năm 2030 có thể làm tăng chi phí vận hành của hãng hàng không và có thể là sự “phân biệt đối xử” với các nước đang phát triển, gây nguy hiểm đối với an ninh năng lượng và lương thực.
Trong khi đó, Saudi Arabia và Iraq, hai quốc gia sản xuất dầu lớn thuộc OPEC, đã phản đối cả mục tiêu và thời hạn cụ thể để giảm khí thải.
Mặc dù thỏa thuận đã đạt được, nhưng các nhà bảo vệ môi trường đã bày tỏ lo ngại về hiệu lực của nó do thiếu tính ràng buộc. Họ cảnh báo rằng thỏa thuận này có thể cho phép các hãng hàng không tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch với hàm lượng carbon thấp hơn.
Ngành hàng không ước tính sẽ cần một khoản đầu tư lớn từ 1.450 tỷ USD đến 3.200 tỷ USD để phát triển vốn SAF để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của ngành vào năm 2050. Điều này đặt ra thách thức không chỉ về mặt công nghệ mà còn về khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho các quốc gia đang phát triển.
Như vậy, cuộc họp lần này không chỉ đặt ra mục tiêu giảm khí thải cho ngành hàng không mà còn đưa ra những thách thức và cơ hội rõ ràng đối với cộng đồng quốc tế trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch và bền vững.
Nguồn: Pháp luật và Xã hội
Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lần đầu tiên mẫu máy bay “Made in Vietnam” được giới thiệu. Mẫu máy bay này có thể sử dụng để huấn luyện phi công quân sự và tuần tra.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày càng tăng cao, nhiều chuyến bay đã đạt tỷ lệ lấp đầy từ 80 – 90 %
Hàn Quốc bảo vệ cạnh tranh ngành hàng không sau khi phê duyệt việc sáp nhập Korean Air-Asiana Airlines, China Airlines sẽ tăng tải đến Prague và Vienna… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Lần đầu tiên tại Việt Nam diễn tập phương án xử lý tình huống chữa cháy, cứu nạn máy bay và di dời máy bay mất khả năng di chuyển
+84 905 325 860 / +84 909 345 860
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang